Phân tích tình hình kinh tế 2018-2021
Bài viết theo nhận định bản thân, tham khảo, không khuyến nghị mua/bán.
Theo mọi người đã biết nhằm hội nhập kinh tế, chính phủ bắt buộc thực hiện giải pháp giảm thuế trực thu, bên cạnh đó bội chi ngân sách khiến chính phủ thắt chặt chi tiêu công, nợ công căn nguyên của nó là do chi thường xuyên quá cao và Chính phủ gặp khó khăn trong việc cắt giảm chi thường xuyên dẫn đến việc dư nợ (nợ công) chính phủ với nước ngoài tăng.
Để tăng kích thích doanh nghiệp chính phủ cũng sẽ thực hiện giải pháp giảm thuế cho doanh nghiệp để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, tuy nhiên:
Vừa qua bộ tài chính cũng đã thực hiện trình chính phủ kế hoạch việc tăng thuế GTGT (VAT) từ 10% lên 12% theo hai hướng: hướng 1 là thực hiện tăng 12% bắt đầu từ 1/1/2019 và phương án 2 là thực hiện việc tăng thuế theo lộ trình 12% từ 1/1/2019 và tăng 14% từ 1/1/2021.
Và việc giảm mức tài chính khi thực hiện kí kết hợp đồng thông qua chuyển khoản giảm từ 20 triệu xuống 10 triệu, có thể nhận định chính sách thắt chặt tiền mặt, dần đưa thói quen của người sử dụng từ tiền mặt sang sử dụng thẻ loại bỏ dần các giao dịch lớn thông qua tiền mặt.
Bên cạnh đó là thông tin việc tăng giá đất theo chu kì gần 200%
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170812/nguoi-dan-soc-vi-thue-dat-tang/1367878.html
Các điều chỉnh trên xét chung về giá cả NẾU điều chỉnh thuế VAT và giá mặt bằng đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp tăng sẽ, phí năng lượng sẽ tăng, sẽ khiến cho giá cả mặt hàng bình thường tăng, giá cả vật liệu xây dựng, phí đất đai tăng.
Theo nhận định cá nhân thì từ năm 2017 cho tới 2019 cần thực hiện biện pháp đầu tư hoặc giữ các khoản đầu tư vì khả năng tăng giá các mặt hàng sau năm 2019. Điều này lí giải việc khả năng giảm giá trị tiền đồng, tăng giá trị của các mặt hàng trong thời gian tới.
Xem thêm: Thông tin dự án Hồng Hà Eco City>>>