Quy trình chuyển nhượng hợp đồng đang thế chấp ngân hàng

Quy trình chuyển nhượng hợp đồng đang thế chấp ngân hàng

Đất, nhà là tài sản đặc biệt lớn và quan trọng mà đôi khi như mọi người thường nói là tài sản cả đời người. Tuy nhiên, hiện nay việc sở hữu nhà hoặc chung cư để ở hoặc đầu tư thực sự linh hoạt trong chính sách để hỗ trợ người tiêu dùng có thể được an cư hoặc để đầu tư tiền nhằm giữ giá trị đồng tiền hoặc mục tiêu là sinh lợi thường xuyên.

Sở hữu căn hộ với đầy đủ tiện ích thực sự không còn là ước mơ của mọi người nữa. Chỉ cần có khoản tiền nho nhỏ, cùng sự trợ giúp từ ngân hàng bằng chính việc thế chấp chính căn hộ người mua vừa sở hữu, mọi người có thể sở hữu được một căn chung cư 2 cho tới 3 ngủ phù hợp túi tiền.

Tuy nhiên, với việc vay vốn thì việc chuyển nhượng hợp đồng đối với căn hộ đang được ngân hàng giữ, khiến nhiều người phân vân khi có việc, cần nguồn tiền mặt hoặc khách hàng bán thu lợi nhuận.

Vậy câu hỏi là người bán cần làm như thế nào để chuyển nhượng căn hộ đang vay vốn cho người có nhu cầu mua?

Các bước giải ngân hợp đồng:

Đầu tiên người bán căn hộ có vay vốn cần xác định cần phải giải chấp khoản vay cho ngân hàng. (chịu một mức phạt trước hợp đồng – thường là từ 2,5%-3% nếu thanh toán trước hạn trong một khoảng thời gian ngắn hoặc không phải chịu chi phí nếu sau thời gian trên).

Việc nộp tài chính để ngân hàng giải chấp được người mua và người bán thỏa thuận thông qua các hợp đồng đặt cọc đảm bảo việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng với nội dung cụ thể về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn ký kết, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Ký kết chuyển nhượng hợp đồng nhà đất với nội dung như đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc; và thực hiện thủ tục đăng ký biến động nhà đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

.Có một cách khác

Căn cứ Khoản 4 – Điều 718 – Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có quyền: “Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp (Ngân hàng, công ty tài chính..) đồng ý”.

Cách này phải được sự đồng ý từ bên nhận thế chấp (ngân hàng, cty tài chính…) đồng ý bằng các biện pháp đảm bảo tài chính hoặc tài sản thế chấp khác.

Bên nhận thế chấp sẽ giải chấp hợp đồng và khi đó có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Xem thêm: Điều kiện mua nhà ở xã hội tại Việt Nam

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.